Là một khái niệm đơn giản nhưng rất quan trọng khi sử dụng phần mềm. Nếu bạn muốn cùng phân lớp và đo cao độ, khoảng cách trên trắc ngang trên cùng 1 bản vẽ thì bước đầu tiên cần làm là gì? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó
Bài hướng dẫn này nằm trong Seri hướng dẫn sử dụng phần mềm phân lớp đắp và đo cao độ khoảng cách trắc ngang.
Video hướng dẫn đăng ký kết cấu
1. Giới thiệu về đăng ký kết cấu – Hướng dẫn phân lớp đắp, đo cao độ trắc ngang
Đăng ký kết cấu là một đối tượng do phần mềm sinh ra để lưu trữ thông tin tính toán trên bản vẽ. Mỗi đăng ký đại diện cho dữ liệu ứng với kết cấu đó trên mặt cắt ngang. Mỗi mặt cắt ngang có thể có nhiều đăng ký kết cấu. Nhưng đăng ký kết cấu ứng với 1 loại kết cấu trên 1 mặt cắt ngang là duy nhất.
Do có thể có nhiều loại kết cấu khác nhau trong cùng 1 bản vẽ nên phần mềm phân biệt các kết cấu khác nhau bằng tên và loại của nó. Ví dụ:
- Ta cần tính toán các lớp đắp K95 tại mặt cắt ngang Km131+660 thì cần phải có đăng ký kết cấu đắp K95 của mặt cắt ngang Km131+660 trên bản vẽ. Đăng ký kết cấu này sẽ bao gồm các thông số cần cho việc tính toán như: Thông số MCN, đường bao, độ dốc, số thứ tự bắt đầu phân lớp…
- Ta cần tính toán cao độ, khoảng cách đường tự nhiên (đường đen) của mặt cắt ngang Km131+660 thì cần phải có đăng ký kết cấu đường đen của mặt cắt ngang Km131+660 trên bản vẽ. Đăng ký kết cấu này sẽ bao gồm các thông số cần cho việc tính toán như: Thông số MCN, cao độ, khoảng cách các điểm trên đường đen…
Nhìn vào 2 loại đăng ký kết cấu ở ảnh trên
- Đăng ký kết cấu đo cao độ, khoảng cách điểm trên trắc ngang (pick cắt ngang)
- Đăng ký kết cấu phân lớp
Có thể thấy đăng ký kết cấu Pick cắt ngang gọn gàng hơn rất nhiều so với đăng ký kết cấu phân lớp đắp. Đơn giản là bởi vì bài toán Pick cắt ngang chỉ tính toán với điểm còn bài toán phân lớp đắp là bài toán liên quan đến đường bao vốn phức tạp hơn rất nhiều.
Có thể nói đăng ký kết cấu là xương sống của bài toán phân lớp đắp và pick cắt ngang. Vì nó có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:
- Lưu được thông tin cần tính toán trên bản vẽ. Điều này giúp cho ta có thể đăng ký kết cấu một cách gián đoạn. Chỉ cần đăng ký kết cấu còn được lưu trên bản vẽ thì các thông tin của nó vẫn còn lưu lại để tính toán sau này.
- Thêm, chỉnh sửa, xóa các đối tượng do phần mềm xuất ra trên Autocad
- Xuất dữ liệu sang Excel.
- Tính toán được nhiều kết cấu trên một bản vẽ.
Lưu ý khi sử dụng đăng ký kết cấu
- Kết cấu đã dùng để đăng ký phân lớp không dùng để đăng ký Pick cắt ngang và ngược lại
- Mặt cắt không tham gia vào tính toán nếu nó không có đăng ký kết cấu trên bản vẽ. Điều này đồng nghĩa nếu ta xóa đăng ký kết cấu trên bản vẽ (bằng phần mềm hay bằng thủ công) thì MCN ứng với kết cấu và lý trình đó không thể chỉnh sửa, xóa, xuất sang Autocad và Excel được nữa.
- Cũng giống như thông số MCN, đăng ký kết cấu có thể ghi đè được.
2. Chọn loại đăng ký và loại kết cấu – Hướng dẫn phân lớp đắp, đo cao độ trắc ngang
Trong Tab đăng ký
- Chọn PLD nếu muốn đăng ký kết cấu phân lớp đắp
- Chọn PCN nếu muốn đăng ký kết cấu pick cắt ngang
- Chọn loại kết cấu trong danh sách xổ xuống.
3. Chỉnh sửa (thêm, xóa) kết cấu – Hướng dẫn phân lớp đắp, đo cao độ trắc ngang
Nếu muốn tính thêm 1 loại kết cấu (ví dụ: Nền đường K95, nền đường K98, sub base, base, đo đường đen, mặt hoàn thiện…) ta chỉ việc thêm mới loại kết cấu đó. Tương tự nếu muốn xóa 1 loại đăng ký ta cũng loại bỏ nó trong phần mềm như sau:
- Vào Tab “Tiện ích”:
- Nếu muốn thêm kết cấu mới, nhập tên kết cấu vào ô “Thêm kết cấu” và ấn “Thêm”.
- Nếu kết cấu đó đã có trên bản vẽ, ấn “Thêm từ BV”. Thao tác này sẽ lấy toàn bộ các kết cấu đã có trên bản vẽ để thêm vào phần mềm. Các kết cấu đã có trong danh sách cũng sẽ tự động bị xóa.
- Muốn xóa 1 kết cấu, chọn kết cấu đó trong danh sách xổ xuống, ấn “Xóa”
Lưu ý: Không xóa được kết cấu nếu nó là duy nhất hoặc đã được dùng để đăng ký kết cấu trên bản vẽ. Điều này đồng nghĩa với việc muốn xóa kết cấu ta phải xóa toàn bộ đăng ký kết cấu dùng đến kết cấu đó trên bản vẽ.
4. Đăng ký kết cấu không có khối lượng – Hướng dẫn phân lớp đắp, đo cao độ trắc ngang
4.1. Khái niệm
Các đăng ký kết cấu mà ta đã trình bày ở trên đều là những kết cấu có khối lượng. Kết cấu có khối lượng là gì? Hiểu đơn giản là kết cấu có sự hiện diện của nó trên trắc ngang. Ví dụ đường bao đối với phân lớp đắp, đường vét hữu cơ, vét bùn đối với đo cao độ khoảng cách trắc ngang…
Và đến đây thì kết cấu không có khối lượng đã dễ hiểu hơn rất nhiều rồi phải không? Ví dụ: MCN qua cầu cứng, MCN nền đường đào hoàn toàn… thì khối lượng đắp K95 đương nhiên phải bằng 0 rồi. Với những trắc ngang này tuy không có khối lượng nhưng vẫn tham gia vào tính toán. Nếu bạn chưa hiểu hoặc còn lăn tăn về cách tính toán khối lượng trắc ngang thì xem lại nhé.
Để đăng ký kết cấu cho trắc ngang đó ta làm như sau (cách đăng ký thông thường)
- Di chuyển đến trắc ngang cần đăng ký kết cấu
- Không chọn đường bao (với phân lớp đắp) và không chọn điểm (với đo cao độ, khoảng cách trên trắc ngang). Cứ giữ nguyên các ô nhập liệu là Nothing như hình vẽ là được
- Ấn đăng ký luôn
Hoặc nếu là đăng ký nhanh thì phần mềm sẽ tự động nhận diện và đăng ký các kết cấu dạng này, các bạn có thể yên tâm nhé.